Bể phốt hay bể tự hoại là một trong những công trình quan trọng không thể thiếu của mỗi gia đình. Nó không chỉ đảm bảo chất thải sinh hoạt được xử lý mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Vậy, cấu tạo bể phốt như thế nào? Nguyên lý hoạt động của bể ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp.
Xem thêm: Bể tự hoại 3 ngăn Bastaf là gì? Cấu tạo thiết kế và cách xây dựng
Bể phốt là gì? Nguyên lý hoạt động của bể phốt
Bể phốt còn được gọi với nhiều cái tên khác là hầm cầu, bể tự hoại, hầm tự hoại,…..Đây là nơi chứa chất thải từ bồn cầu xuống. Theo thời gian, chất thải sẽ được phân hủy thành thể lỏng rồi thoát ra ngoài theo hệ thống đường ống.
Hiện nay, bể phốt được chia làm 2 loại là bể phốt 2 ngăn và 3 ngăn. Mặc dù có cấu tạo khác nhau, tuy nhiên nguyên lý hoạt động của chúng giống nhau. Để tăng hiệu quả xử lý chất thải, hiện nay nhiều gia đình lựa chọn sử dụng bể phốt 3 ngăn.
Nguyên lý hoạt động của bể phốt
Chất thải từ bồn cầu chảy xuống sẽ vào ngăn chứa. Tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất thải nhờ các loại vi khuẩn và nấm. Chất thải sau khi phân hủy sẽ biến thành bùn, trừ các chất thải cứng như kim loại, tóc,….
Chất thải được chuyển sang ngăn lắng và đọng lại ở phía dưới. Khi có điều kiện thích hợp, chúng sẽ được đào thải ra ngoài môi trường. Trong trường hợp bể phốt cấu tạo 3 ngăn, các chất dơ bẩn trong ngăn lọc sẽ được giữ lại và bị loại bỏ trong đất nhờ quá trình bốc hơi.
Cấu tạo của bể phốt
Bể phốt 2 ngăn và 3 ngăn sẽ có cấu tạo khác nhau. Cụ thể như sau:
Cấu tạo của bể phốt 3 ngăn
Bể phốt 3 ngăn bao gồm: Ngăn lắng, ngăn chứa và ngăn lọc. Trong đó:
- Ngăn chứa: Chất thải từ bồn cầu sau khi xả nước sẽ trôi xuống ngăn chứa để vi sinh vật phân hủy thành bùn. Ngăn chứa có thể tích lớn nhất trong bể. Chiếm nửa diện tích của bể phốt tự hoại.
- Ngăn lọc: Chất thải lơ lửng sau khi được xử lý ở ngăn chứa sẽ vào ngăn lọc.
- Ngăn lắng: Đây là nơi chứa các chất thải rắn hoặc chất thải không được phân hủy như: nhựa, kim loại, tóc,….Ngăn lắng có diện tích bằng ¼ bể.
Tìm hiểu thêm: Thông cống nghẹt Sài Gòn – Đảm bảo vệ sinh
Cấu tạo bể phốt 2 ngăn
Bể phốt 2 ngăn có cấu tạo gồm ngăn lắng và ngăn chứa. Cả 2 ngăn này có nhiệm vụ tương tự như ngăn chứa và ngăn lắng của bể phốt 3 ngăn. Tuy nhiên, vì không có ngăn lọc do đó hiệu quả xử lý chất thải của bể phốt 2 ngăn không quá cao.
Bản vẽ cấu tạo bể phốt
Dưới đây là bản vẽ cấu tạo của bể phốt 2 ngăn và 3 ngăn.
Bản vẽ bể tự hoại 3 ngăn
Bản vẽ bể tự hoại 2 ngăn
Các loại hầm bể tự hoại 3 ngăn thông dụng và cách xây dựng
Dưới đây là một số loại bể tự hoại 3 ngăn thông dụng nhất hiện nay:
Bể phốt 3 ngăn bằng bê tông, cốt thép đúc sẵn
Bể phốt làm bằng bê tông, cốt thép đúc sẵn toàn khối tại vị trí ống dẫn và nắp bể truyền sang các ngăn phải được giăng kín. Đồng thời sử dụng gioăng cao su chịu lực, chịu nhiệt để tránh bị thấm.
Bể tự hoại xây bằng gạch
Đây là loại bể tự hoại 3 ngăn được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Với loại bể này, độ dày từ 220mm trở lên. Bể được làm từ gạch đặc có mác 75 và vữa xi măng. Bề mặt trong và ngoài được trét vữa xi măng, cát vàng với độ dày 20mm trở lên. Phía ngoài chống thấm bằng cách đánh màu xi măng nguyên chất.
Hình ảnh thực tế bể tự hoại
Dưới đây là một số hình ảnh thực tế bể phốt mà các bạn có thể tham khảo:
Bể phốt 3 ngăn xây bằng gạch
Thi công bể phốt 3 ngăn bằng gạch nung
Bể phốt 3 ngăn gồm: Ngăn chứa, ngăn lọc, ngăn lắng
Bể phốt 3 ngăn được đúc sẵn bằng bê tông
Xây dựng bể phốt giúp xử lý chất thải hiệu quả
Hy vọng những thông tin trong bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc bể phốt là gì cũng như cấu tạo bể phốt 2 ngăn, 3 ngăn. Từ đó xây dựng được bể phốt chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.