Bể phốt tự hoại không còn quá xa lạ với chúng ta hiện nay. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống xử lý chất thải của các gia đình, doanh nghiệp,…. Vậy hiểu thế nào cho đúng về bể phốt tự hoại? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó thế nào? Có những loại bể phốt nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên.
Xem thêm: Cách đặt ống bể phốt sao cho đúng kỹ thuật, sử dụng lâu dài
Bể phốt tự hoại hay còn gọi là hầm cầu tự hoại, bể tự hoại,…. Đây là một bộ phận để chứa và xử lý chất thải từ bồn cầu xuống. Bể phốt sẽ giúp đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế gây ô nhiễm. Dưới tác động của các loại vi khuẩn, vi sinh vật có lợi, các chất thải trong bể phốt sẽ được phân hủy thành thể lỏng trước khi thải ra ngoài môi trường.
Bể phốt 2 ngăn có cấu tạo rất đơn giản gồm 1 ngăn chứa chiếm 2/3 diện tích bể và 1 ngăn lắng hay còn gọi là hầm rút nước thải. Cả 2 ngăn đều có vai trò rất quan trọng, mỗi ngăn sẽ có một chức năng riêng nhưng đều giúp chứa và phân hủy chất thải trước khi được thải ra môi trường.
Với bể phốt 2 ngăn, chất thải sau khi chảy xuống từ bồn cầu sẽ rơi xuống ngăn chứa và lắng đọng lại. trong hầm sẽ có sẵn 1 loại vi khuẩn có khả năng phân hủy các chất hữu cơ. Sau một thời gian, nó sẽ giúp các chất thải được phân hủy và chuyển hóa thành bùn.
Thông thường, hầm tự hoại sẽ chứa 1 lượng nước thải chiếm ½ bể. Sau một thời gian sử dụng thì nước thải sẽ dâng cao và tràn sang hầm rút nước, ngấm sâu vào đất. Chu kỳ này sẽ tuần hoàn trong nhiều năm nếu hầm tự hoại được xây dựng đúng kỹ thuật.
Tham khảo: Đơn vị thong cong nghet Can Gio sử dụng công nghệ hiện đại nhất
Nên chọn những nơi rộng rãi, địa hình bằng phẳng, thuận tiện, ưu tiên môi trường đất cát. Tốt nhất nên đặt bể phốt ngoài nhà để thuận tiện xử lý. Với nhà phố thì có thể đặt dưới gầm cầu thang, dưới nhà vệ sinh.
Bể phốt tiêu chuẩn cho hộ gia đình sẽ có kích thước như sau: 3 x 2.5 x 2m (Dài x rộng x sâu), thể tích vào khoảng 10 – 20m3.
Lúc này cần đào hầm theo bản thiết kế, đồng thời xây từng viên gạch, trám vữa. Với ngăn 1 thì dùng vữa trát đều lên tường. Ngăn 2 không trát kín mà để nhiều lỗ thoát để tăng hiệu quả cho quá trình rút nước.
Sau khi đã hoàn thiện đo đạt thì bạn tiến hành đi đường nước từ nhà vệ sinh đến bể phốt. Cần tạo độ dốc cho ống, hạn chế co lơ, gấp khúc để tăng hiệu quả thoát nước.
Đây là bộ phận không thể thiếu cho hầm cầu. Nó giúp hầm cầu thông thoáng, tránh tắc nghẽn. Khi lắp ống cần dùng đường ống phi 27, đặc trực tiếp trên bể phốt theo chiều thẳng đứng.
Ở bước này cần trám trít cẩn thận để tránh mùi hôi. Sau đó tiến hành san lấp mặt bằng.
Bể phốt 3 ngăn sẽ có cấu tạo như sau:
Chất thải từ bồn cầu chảy xuống sẽ rơi vào ngăn chứa. Tại đây, chất thải sẽ được phân hủy rồi chuyển hóa thành bùn. Công đoạn sẽ lặp lại như vậy đến khi lớp mặt chuyển sang bể lắng. Khi nào bể lắng đầy thì nước thải sẽ chuyển qua ngăn lọc. Quá trình sẽ được tuần hoàn 5 – 10 năm hoặc lâu hơn tùy theo quá trình sử dụng.
Dưới đây là một số bản vẽ sơ đồ bể tự hoại 2 ngăn và 3 ngăn bạn có thể tham khảo.
Việc thiết kế và xây dựng bể phốt cho các tòa chung cư, tầng hầm không phải đơn giản. Do đó, khi xây dựng bạn cần lưu ý những điều sau:
Số lượng người dùng bể phốt tại chung cư thường lớn hơn so với các hộ gia đình. Do đó cần tính toán kỹ lưỡng khi xây dựng. Cần xác định được số người sử dụng bể phốt để biết được chính xác cần xây bể bao nhiêu khối. Bạn có thể dựa theo quy chuẩn cấp thoát nước cho nhà và công trình. Nếu có khoảng 10 căn hộ dùng thì diện tích tối thiểu cần là 11,4 – 13,3m3.
Hạng mục này cần có các kỹ sư chuyên nghiệp tính toán để đảm bảo độ bền và khả năng chống thấm của công trình. Tốt nhất nên xây tường bể phốt dày 220mm hoặc có thể dày hơn.
Để kéo dài thời gian sử dụng và đảm bảo vận hành tốt nhất, bạn nên chọn các loại bể phốt hiện đại, tiên tiến như bể phốt 3 ngăn.
Dù bể phốt gia đình có kích thước nhỏ hơn nhưng cũng cần xây loại bể phù hợp. Bạn cần lưu ý những điều sau:
Kích thước bể sẽ được tính theo thể tích. Tùy theo mỗi gia đình mà kích thước sẽ có sự khác biệt. Ví dụ nhà 1 – 2 phòng ngủ thì thể tích tối thiểu là 2.8m3; nhà 2 – 3 phòng ngủ thì tối thiểu 2.8m3; 2 – 4 phòng ngủ là 4.5m2; 5 – 6 phòng ngủ là 5.7m2.
Tốt nhất nên xây tường dày 220mm trở lên để tăng khả năng chống thấm, tránh bị nứt tường.
Bạn có thể chọn xây bể 2 ngăn, 3 ngăn hoặc các loại bể phốt đúc sẵn tùy theo nhu cầu của mình.
Ưu điểm:
Loại bể này hiện được chia thành 2 loại là hình tròn và hình chữ nhật. Tùy theo từng công trình và diện tích mà có thể chọn loại bể phù hợp nhất.
Bể nhựa composite có thiết kế hiện đại nhằm tiết kiệm chi phí cho người dùng. Bể làm bằng nhựa conposite có độ bền cao, chịu lực tốt và không bị oxy hóa. Loại bể này cũng có đa dạng kích thước, loại 2 ngăn và 3 ngăn như hầm vệ sinh tự xây dựng. Giá thành của bể giao động từ 2 – 7 triệu đồng tùy theo thể tích.
Bể phốt nhựa tự hoại có cấu tạo không khác gì với bể phốt thông thường. Để biết được có nên dùng bể phốt nhựa tự hoại cho gia đình không cần xem xét trên nhiều yếu tố:
Như vậy, có thể thấy bể phốt nhựa có rất nhiều ưu điểm. Do đó, bạn có thể sử dụng loại bể này cho gia đình mình để đảm bảo mang đến nhiều tiện ích nhất.
Hy vọng thông tin trong bài sẽ viết trên sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về bể phốt tự hoại.
Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là trách nhiệm và nghĩa…
Thông tắc chậu rửa bát bằng cách nào nhanh chóng nhất? Đây chính là thắc…
Bể phốt hay bể tự hoại là một trong những công trình quan trọng không…
Sau một thời gian sử dụng, hiện tượng bồn cầu bị nghẹt, tắc là không…
Chắc hẳn bạn cũng biết, không phải tất cả các trường hợp bể phốt bị…
Nhà vệ sinh là công trình quan trọng trong mỗi gia đình. Với những ngôi…